Hiển thị các bài đăng có nhãn vật liệu kính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vật liệu kính. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Ưu điểm nổi bật của kính

Như chúng ta đều biết cua so là một bộ phận không thể thiếu vắng ở bất kỳ ngôi nhà nào, nhất là trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở nước ta. Cụ thể hơn, nó có chức năng lấy ánh sáng, thông gió, ngăn tiếng ồn và chống trộm. Tất nhiên, về mặt mỹ quan, cửa sổ làm cho ngôi nhà thêm đẹp, thêm xinh nếu như được bố trí hợp lý.

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Xây dựng ở Việt Nam trong những năm gần đây, thì kính là vật liệu chính cùng với nhôm trong các toà nhà cao tầng.
Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam, chất liệu kính không phải lúc nào cũng phát huy hết ưu điểm và sử dụng hợp lý. Bên cạnh tính năng vượt trội của các vật liệu khác không có được, chúng ta cũng cần chú ý đến những tác động ngược chiều của kính.
Một hiện tượng xảy ra khi dùng nhiều kính trong kết cấu ngăn che công trình là hiệu ứng nhiệt: sau khi bức xạ qua kính vào nhà sẽ làm cho các bề mặt nóng lên, tiếp sau đó lại bức xạ ra ngoài. Kết quả là nhiệt độ tăng dần và gây cảm giác khó chịu, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Ðó là hiện tượng nhà kính, tức là có sự tăng nhiệt độ trong không gian kín bao bọc bởi kính dưới bức xạ mặt trời (truyền nhiệt bức xạ vào trong nhà và khó thoát nhiệt ra ngoài bằng đối lưu).



Trong thiết kế quy hoạch đô thị, khi sử dụng các mảng kính lớn trên đường phố cũng cần tính toán đầy đủ về diện tích lắp kính, khoảng cách công trình, dải cây xanh cách ly nhằm hạn chế sự phản xạ ánh sáng qua lại từ các toà nhà trên đường phố, gây chói loá cho con người và các phương tiện tham gia giao thông.
Kính rất dễ vỡ, và rất nguy hiểm khi nó ở trên các toà nhà cao tầng. Trong quy phạm xây dựng ở nước ta hiện nay đối với các chung cư cao tầng từ tầng 5 trở lên là bắt buộc phải sử dụng kính an toàn. Ðặc biệt khi xảy ra cháy nổ, khả năng chịu nhiệt của nó rất kém. Những nhược điểm này luôn đề ra cho các nhà sản xuất kính nhiệm vụ nâng cao khả năng chịu lực và nhiệt của kính. Ðối với xây dựng nhà cao tầng ở vùng nhiệt đới, một trong những chiến lược thiết kế là lựa chọn vật liệu bề mặt cho công trình có trị số truyền nhiệt thấp để hạn chế tối đa tác động bất lợi của bức xạ và ánh sáng mặt trời tác động lên công trình. Ngoài ra, vật liệu kính còn phải có khả năng chịu tác động ngang của tải trọng gió tăng dần theo chiều cao công trình, mà nhà cao tầng là một thách thức đáng kể.
Vậy đối với nhà cao tầng nên lựa chọn kính như thế nào?
Từ những yêu cầu trên, chúng tôi đã đưa ra giải pháp là lựa chọn kính hộp cách âm cách nhiệt, cách âm cách nhiệt
Kính này được cấu tạo bởi: (5mm VFG + 0.38mm PVB + 4mm Sunergy) + 6mm argon + 5mm Tempered.
Theo như hình vẽ ta thấy:
+ Lớp kính an toàn mặt ngoài (5mm VFG + 0.38mm PVB + 4mm Sunergy) được tạo thành bởi 02 loại kính liên kết với nhau thông qua lớp màng film PVB (Polyvinyl Butyral) trong suốt. Có tác dụng làm tăng cường độ chịu lực của tấm kính mà không làm thay đổi tính chất quang học; trong trường hợp kính bị vỡ, chúng sẽ rạn ra (theo kiểu mạng nhện) và dính vào nhau cùng mắc lại trên khung nhôm.
+ Lớp kinh temper mặt trong là kính thường được gia công thành hình theo kích thước thiết kế, sau đó được đưa vào lò nung chảy đến điểm mềm rồi được làm lạnh từ từ trong các điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt. Quá trình tôi luyện này có tác dụng loại bỏ các ứng suất không đều của kính thường, đồng thời tạo ra ứng suất đồng đều trên toàn bộ tấm kính, đó chính là nguyên nhân tạo ra việc khi có một lực tác động đủ lớn để làm vỡ kính thì kính cường lực sẽ vỡ vụn như hạt ngô. Còn kính thường thì do các ứng suất liên kết không đồng đều nên không thể vỡ vụn. Kính temper có cường độ chịu lực cao hơn so với kính thường, vì vậy được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: kính ôtô, máy bay, kính tấm lớn trong xây dựng...
Sản phẩm kính hộp an toàn, cách âm, cản nhiệt đã được sử dụng phổ biến cho rất nhiều công trình, cụ thể tại Hệ thống Siêu thị Big C Hà Nội, Hải Phòng, Toà nhà văn phòng làm việc và cho thuê - tháp đôi 106 Hoàng Quốc Việt, Tổ hợp văn phòng BQL khu đô thị Anh Dũng - Hải Phòng, Tổng công ty lắp máy Lilama toà nhà 93 Lò Ðúc, Kho bạc-TP.Hồ Chí Minh...


Sử dụng kính hộp an toàn, cách âm, cản nhiệt là giải pháp tối ưu cho việc tiết kiệm năng lượng điện, khoản đầu tư ban đầu cho việc sử dụng sản phẩm này thấp hơn nhiều so với lợi ích nó mang lại, vì vậy ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và là sự lựa chọn sáng suốt của các chủ đầu tư.
NHOM KINH CAO CAP TOÀN CẦU - 0433 522 604

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Kính trong kiến trúc thời nay

Đến giữa thế kỷ 19 khi công nghệ sản xuất kính đã phát triển và cho phép sản xuất những tấm kính có kích cỡ lớn hơn và bền hơn, kính đã trở thành một vật liệu chính vừa bao che nhưng cũng nhằm tạo thẩm mỹ cho công trình.
>> Kiến trúc kính trong xây dựng hiện nay
>> Kính không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại ngày nay
Theo KTS Trần Tuấn Anh - Khoa kiến trúc, đại học Khoa học Huế: "Vật liệu kính là một trong những vật liệu rất quan trọng trong kiến trúc đương đại ngày nay. Hầu như những gì gắn liền với tính hiện đại cho công trình đều có sự tham gia của kính


Thiết kế mat dung kinh cuong luc, cua tu dong, vach nhom kinh của tòa nhà Centec Tower

Đến giữa thế kỷ 19 khi công nghệ sản xuất kính đã phát triển và cho phép sản xuất những tấm kính có kích cỡ lớn hơn và bền hơn, kính đã trở thành một vật liệu chính vừa bao che nhưng cũng nhằm tạo thẩm mỹ cho công trình. Đặc biệt đầu thế kỷ 20, ông chủ của nền kiến trúc hiện đại Le Corbusier đã kêu gọi một cuộc đấu tranh giữa nhu cầu cần ánh sáng và những hạn chế do vật liệu cũng như phương pháp xây dựng cũ mang lại, với mục đích giảm bớt lượng cấu kiện ở mặt đứng đến mức tối thiểu. Điều đó có nghĩa việc đạt tới sự “trong suốt” trên mặt đứng bằng vật liệu kính trở thành một trong những biểu tượng cho sự phóng khoáng, dân chủ, và hiện đại trong kiến trúc.


Những tòa tháp kính trọc trời - Thiết kế hệ mặt dựng kính cao cấp


Ngày nay, kính thường được kết hợp với thép không những làm kết cấu bao che, vách ngăn, mà còn được sử dụng cho các cấu kiện chịu lực như dầm và cột trong những cấu trúc nhẹ. Công trình toát lên vẻ thanh thoát và nhẹ nhàng hơn, đơn giản nhưng giàu tính biểu cảm với kính. Đặc biệt trong khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, việc áp dụng kính cũng phải được tính toán thích hợp. Loại hình kiến trúc trong khí hậu chúng ta thường sử dụng ánh sáng tán xạ của bầu trời (ánh sáng gián tiếp) là chủ yếu do ánh nắng trực tiếp làm cho chúng ta cảm thấy nóng và khó chịu. Vì vậy, những mảng kính lớn thường được sử dụng ở hướng bắc hoặc đông bắc là chủ yếu. Trong trường hợp ở các hướng khác, kính phải được sử dụng kết hợp với các kết cấu che nắng (như lam nhôm chắn nắng, rèm chắn nắng,...) nhằm hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào trong nhà nhưng vẫn cho phép tầm nhìn tốt ra cảnh quan bên ngoài."

CÔNG TY XNK VÀ ĐTXD TOÀN CẦU

Trụ Sở: Số 125/52 Phạm Hùng - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội

Website: www.toancauinvest.com - www.nhomkinhtoancau.com

Tel: (04)33 522 604 - Fax: (04)37 858 772

Email:contact@nhomkinhtoancau.com

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Đơn vị thi công nhôm kính chuyên nghiệp

Nhà thầu thi công nhôm kính Toàn Cầu chuyên tư vấn thiết kế, thi công các dòng sản phẩm:
- Cửa kính các loại: cửa sổ, cửa đi, vách nhôm kính, cửa tự động, cửa thủy lực,…
- Mặt dựng kính: Mặt dựng Curtain wall và mặt dựng Spider.
- Tam op Aluminium, lam chan nang cho các tòa nhà.
- Vách tắm kính.
- Lan can kinh cuong luc.
- Cau thang kinh.
Đồng hành với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật cũng như những mong muốn của Quý khách hàng về sự toàn diện của công trình, đó là vừa đảm bảo chất lượng, vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn về tính mỹ thuật, tính hiện đại và lợi ích thực tế, TOÀN CẦU đã và sẽ không ngừng nghiên cứu, hợp tác và đưa ra các giải pháp thiết thực nhất để thỏa mãn hơn cả những gì mà Quý khách hàng mong muốn.
TOÀN CẦU luôn mong nhận được những lời góp ý chân thành từ Quý khách hàng, Quý đối tác để hoàn thiện và phát triển hơn nữa sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của Quý khách hàng, Quý đối tác và xây dựng mối quan hệ hợp tác gắn kết lâu dài.

CÔNG TY CP XNK VÀ ĐTXD TOÀN CẦU
Trụ sở: Số 125/52 Phạm Hùng - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội
Website:
www.toancauinvest.com - www.nhomkinhtoancau.com
Email : contact@nhomkinhtoancau.com

Tel : 0433 522 604 - Fax: 0437 858 772
Hotline: 0902 50 1185

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Biệt thự Việt đẹp lộng lẫy trên tạp chí Mỹ

>> Top 10 kiến trúc nhà kính hiện đại nhất TPHCM

>> Top 10 kiến trúc đẹp nhất thủ đô Hà Nội

Tạp chí Archdaily (Mỹ) vừa giới thiệu những hình ảnh đẹp nhất của biệt thự tại Mũi Né (Bình Thuận), với thiết kế điểm nhìn ấn tượng hướng ra bãi biển kết hợp cùng kinh hiện đại.

Căn biệt thự rộng hơn 1.000m2 được Cty MM++ Architects thiết kế, nằm ở Mũi Né (Bình Thuận), một điểm du lịch biển tuyệt đẹp của Việt Nam.

Khu vực cảnh quan phía trước được thiết kế dựa trên ý tưởng tạo một lớp đệm che chắn tiếng ồn từ bên ngoài, mang lại yên tĩnh, thoải mái cho chủ nhân căn biệt thự.

Thiết kế cua kinh, vách kính tạo không gian thoáng đãng, hiện đại hơn

Biệt thự xây dựng ở độ cao 1,8m so với bãi biển để tạo sự riêng tư với khu vực công cộng bên ngoài. Đồng thời, ở độ cao này, tầm nhìn không bị cản trở khi hướng ra ngắm cảnh biển. Trong hình là bể bơi 10mx3m, giúp chủ nhà có giây phút thư giãn, nghỉ ngơi.

Tại tầng trệt, nhà bếp, phòng ăn và phòng khách liên thông thành một không gian duy nhất. Nội thất sử dụng gam màu tươi sáng, hiện đại.

Một hàng hiên mở được thiết kế bên ngoài để đón nhận ánh sáng mặt trời. Phía trong, phòng ngủ sử dụng hệ cửa kính giúp tiếp xúc tối đa với thiên nhiên, cảnh quan và ánh sáng.

Lối vào với cầu thang gỗ kết hợp lan can kinh cuong luc, ao nhỏ và khu vườn nhiệt đới xanh tươi, khiến không gian càng trở nên gần gũi.

Ở phía sau, mỗi phòng tắm có một khu vườn riêng, mang ánh sáng và gió trời tràn ngập, kết nối trong nhà với thiên nhiên bên ngoài.

Ở mặt trước, mái nhà phẳng được lát gỗ thành một sân rất lớn, đây là nơi gia chủ có thể chiêm ngưỡng khung cảnh bãi biển hoặc nằm thư giãn, đọc sách, nghe nhạc... trên những chiếc ghế dài.

Toàn bộ vật liệu cơ bản được thiết kế phù hợp với từng không gian, tinh tế và hiện đại. Trong hình là hệ cửa chớp bằng gỗ giúp chan hòa ánh sáng cho khu vực phòng tắm.


Ngắm nhìn cảnh biển tuyệt đẹp từ biệt thự.

Theo Báo Xây Dựng

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Vật liệu kính - Cuộc cách mạng về vật liệu nhân tạo

Sự ra đời của vật liệu kính, một vật liệu trong suốt, là một sự kiện lớn lao, là cuộc cách mạng về vật liệu nhân tạo. Trước khi có kính, người ta làm những tấm gương bằng đồng, những mặt đồng được đánh bóng để phản chiếu hình ảnh. Những hình soi vào gương đồng đâu có phản ánh đúng sự thực vì lúc nào cũng có màu vàng. Những cửa sổ, cửa đi thì dán bằng giấy trắng trên khung gỗ, nó rất mỏng manh, không ngăn được gió rét.

Kính ra đời, một vật liệu xây dựng tạo nên sự huy hoàng cho ngôi nhà từ ngoài vào trong. Các cửa đi nhôm kính, cửa sổ có kính trong suốt đưa ánh sáng vào nhà, đưa hình ảnh thiên nhiên vào và ở trong nhà, những tủ kính, những chùm đèn pha lê càng làm cho nội thất thêm lộng lẫy. Trong nhà thờ đạo Giatô, người ta đã trang trí cửa sổ bằng những tranh kính màu nêu sự tích của Chúa và các vị Thánh. Cửa sổ hoa hồng hình tròn có đường kính lớn ở mặt trước Nhà thờ thường làm bằng kính màu rất lộng lẫy. Trong các chùa Việt Nam cũng thường có mảng kính màu đỏ đặt trên mái ngói ở khu vực Thiên Hương hoặc Thượng Ðiện tạo nên một vùng sáng hồng làm tăng tính chất huyền bí thiêng liêng của chốn thờ Phật.



Vật liệu kính đã góp phần cho sự ra đời của nền kiến trúc hiện đại thế giới

Ðể chuẩn bị cho hội chợ triển lãm quốc tế năm 1851 ở London, một cuộc thi thiết kế ngôi nhà triển lãm chính thức được tổ chức. Các KTS khắp châu Âu và châu Mỹ gửi bài thi đến, phương án Lâu đài pha lê của Paxton đã được giải nhất. Vì là một kỹ sư nông nghiệp, Paxton không chịu ảnh hưởng gì của hệ thống kiến trúc cổ điển, công trình của ông giống một nhà kính khổng lồ, loại nhà kính để ươm cây quen thuộc trong nghề nông nghiệp. Ðiều này phù hợp với tiêu chuẩn chính của cuộc thi là công trình phải phản ánh các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại. Ngôi nhà khổng lồ dài 563m, rộng 124,5m được cấu tạo bởi 3.200 cột ngang và 2.300 đầu kim loại được xây dựng với một thời gian ngắn kỷ lục là 6 tuần. Toàn bộ tường và mái của lâu đài pha lê làm bằng kính. Lần đầu tiên vật liệu kính đã biểu hiện khả năng tuyệt vời của mình ở cả tường và mái trong một công trình kiến trúc to lớn như vậy. Người ta đã thấy ở lâu đài pha lê những phẩm chất hoàn toàn khác với kiến trúc từ trước đến lúc đó: về vật liệu công trình làm chủ yếu với kết cấu kim loại và vật liệu kính, về xây dựng thì lắp ghép bằng các cấu kiện sản xuất sẵn trong nhà máy nên tốc độ xây lắp rất nhanh, về nghệ thuật kiến trúc thì công trình lâu đài pha lê không sử dụng hệ thống ngôn ngữ của kiến trúc cổ điển Hy Lạp - La Mã. Công trình có một vẻ đẹp khác thường, đó là sự trong suốt, tràn ngập ánh sáng, tính chất thanh nhã, đơn giản, rất ít hoa văn trang trí và có nhiều không gian để trưng bày, đi lại... Ðó là vẻ đẹp của một loại kiến trúc khác cho nên người ta đã lấy năm xây dựng lâu đài pha lê, 1851 là năm ra đời của nền kiến trúc hiện đại thế giới.

38 năm sau, tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế ở Paris (1889), cùng với tháp Effel, có một công trình kiến trúc nổi tiếng khác cũng biểu hiện sự ra đời của kiến trúc hiện đại, đó là gian trưng bày máy của 2 kỹ sư Dutơ và Contamin. Ngôi nhà này dài 420m, rộng 115m, cao 45m làm bằng kết cấu thép bao gồm 20 khung kim loại dạng vòm 3 khớp và toàn bộ mái lợp kính. Như vậy, một lần nữa, kính đã lợp một không gian mênh mông 4,8ha. Kính đã trở thành vật liệu xây dựng quan trọng ngay từ cuối thế kỷ XIX.



Kính đóng vai trò quan trọng trong các trường phái kiến trúc hiện đại trên thế giới


Những KTS thuộc trường phái kiến trúc hiện đại trên thế giới, những KTS thuộc trường phái Chicago thế kỷ XIX đã sử dụng vật liệu kính để tạo nên những cửa sổ rộng lớn cho những ngôi nhà chọc trời đầu tiên của mình, đó là những “cửa sổ Chicago” nổi tiếng. Hai KTS Burnham và Root năm 1890 -1895 đã xây dựng ngôi nhà chọc trời Reliance Building với khung kim loại và tường hoàn toàn bằng kính. Ngôi nhà này được coi là tiền thân của những ngôi nhà chọc trời bằng kính và thép của Miesvander Rohe sau này. Năm 1895, Louis Sullivan, một thủ lĩnh quan trọng nhất của trường phái Chicago đã xây dựng ngôi nhà của hãng bảo hiểm Guaranty Trust Building. Ðiều đáng chú ý của ngôi nhà này là tầng trệt có những mảng tường bằng kính lớn trông rõ cả bên trong nhà. Có thể coi đây là hình ảnh đầu tiên của loại nhà trên cột, một trong 5 nguyên tắc của ngôi nhà của chủ nghĩa công năng mà Le Corbusier tổng kết sau này.

Vật liệu kính đã góp phần tạo nên những phương án kiến trúc hiện đại đưa trường phái của chủ nghĩa cấu tạo Nga những năm sau Cách Mạng tháng Mười trở thành tiên tiến nhất thế giới. Năm 1924 ba anh em Vesnin chiếm giải Nhất cuộc thi phương án Tòa soạn báo Sự thật ở Leningrat. Ngôi nhà bằng khung kim loại và tường hoàn toàn bằng kính. Ngôi nhà đã đi trước thời đại và là mẫu mực điển hình của chủ nghĩa cấu tạo Nga. Ngay như thang máy chạy bộ trong lồng kính, một chi tiết kiến trúc mà gần đây mới thực hiện, đã được anh em Vesnin thiết kế trong phương án này trước đây hơn 80 năm.

Miesvander Rohe (ảnh), một thủ lĩnh của chủ nghĩa công năng, cha đẻ của nhà chọc trời bằng kính và thép, ngay từ năm 1920 đã sáng tác một mô hình nhà chọc trời bằng thủy tinh. Ngôi nhà có 2 trụ lớn cố định, trong đó là cầu thang, thang máy và các đường ống kỹ thuật. Toàn bộ các sàn nhà hoàn toàn để trống, đó là “không gian vạn năng” có thể đáp ứng mọi công năng khác nhau bằng cách sử dụng các vách ngăn nhẹ. Mãi đến năm 1958 ông mới thực hiện được “không gian vạn năng” ấy trong công trình Seagram Building nổi tiếng ở New York. Năm 1940, Miesrander Rohe thiết kế toàn bộ Học viện công nghệ Illinois bang Massachusett. Mặt bằng tổng thể Học viện gồm khoảng trên 20 hạng mục công trình. Tất cả đều có dạng hình hộp chữ nhật, thấp tầng, có bộ khung kim loại và tường bằng kính. Ngôi nhà đẹp nhất trong toàn bộ học viện là Khoa Kiến trúc gọi là Crown Hall, một tầng hình hộp chữ nhật bẹt. Ðến nhà thờ trong Học viện cũng không thoát khỏi hình dạng một hình hộp chữ nhật thẳng tầng có tường bằng mảng kính lớn. KTS Philip Johnson, một trong những cộng sự thân thiết của Mies, là đồng tác giả với ông trong tòa cao ốc Seagram Building, đã xây dựng cho mình một ngôi nhà riêng trong khu vườn ở Connecticut. Ðó là một hộp kính trong suốt, trong có một hạt nhân cố định là một trụ tròn bên trong là buồng tắm. Ngôi nhà độc đáo này đại diện cho phong cách quốc tế của kiến trúc hiện đại thế giới.

Chủ nghĩa công năng cũng được vật liệu kính hỗ trợ rất nhiều để biểu hiện được tư tưởng của mình. Ngay từ năm 1911, KTS Watter Coropiut đã thực hiện một công trình đưa tên tuổi của ông lên hàng đầu những KTS hiện đại ở Châu Âu. Ðó là nhà máy Fagus, công trình gây kinh ngạc cho mọi người vì ở góc nhà thường là một cột chịu lực nhưng ở đây lại là nơi gặp nhau của hai tấm kính trong suốt. Người ta nói rằng đây là một công trình xây dựng “không trọng lượng” đầu tiên, là sự tìm tòi cái trong suốt, một tính chất của kiến trúc hiện đại. Trường Banbaus ở Dessan (Ðức), được Watter Cropius xây dựng năm 1926 cũng có những mảng tường kính vượt ba tầng nhà khu vực xưởng thực hành với các góc nhà là hai mảng tường kính trong suốt thẳng góc với nhau. Những mảng tường kính lớn làm tăng thêm ấn tượng trong suốt của các khối đan lồng vào nhau, tăng hiệu quả không gian 3 chiều. Ðó cũng là một tính chất của trường phái hội họa lập thể mà Le Corbusier say mê. Ông đã vẽ tranh lập thể suốt đời, đã từng triển lãm tranh sơn dầu lập thể ở Paris. Hội họa lập thể đã giúp ông rất nhiều trong sáng tác kiến trúc.

Trường phái kiến trúc hữu cơ cũng được vật liệu kính hỗ trợ đắc lực. Những mảng tường kính lớn trong ngôi biệt thự trên thác (Falling Watter) của Frank Loyd Wright cũng như những tường kính trong ngôi biệt thự “Ngôi nhà ở khu rừng chân đồi”, ngôi nhà ở sa mạc và ngôi nhà Lowell House của Richard Newtra đã khiến những người trong nhà tưởng mình đang ở ngoài thiên nhiên, trên dòng suối trong rừng hay trong sa mạc. Ngôi nhà của Robert Leonhardt House do Philip Johnson làm ở Long Island, New York năm 1956, có một phòng sinh hoạt là một hộp kính ở tầng hai, ở dưới trống như một nhà sàn. Trong buồng kính, con người được bảo vệ khỏi những bất lợi của môi trường nhưng vẫn hòa nhập như sống trong thiên nhiên.
Vật liệu kính trường phái chủ nghĩa Thô Mộc xuất hiện năm 1953 tại Anh Quốc do hai vợ chồng KTS Peter và Alison Smithson đề xướng. Chủ nghĩa Thô Mộc nhấn mạnh tính chất chân thật của ngôi nhà tính nghiêm khắc trong việc sử dụng vật liệu và tính trong suốt của công trình (có nghĩa là không che dấu). Tác phẩm tiêu biểu nhất của vợ chồng Smithson là trường trung học Hunstanton xây dựng năm 1954 tại Norfolk (Anh). Công trình được coi như bản tuyên ngôn của trường phái chủ nghĩa Thô Mộc, để lộ cả kết cấu và đường ống dẫn nước nhờ các tường kính trong suốt.
Cụm công trình Economist Building xây dựng năm 1959 - 1964 tại London cũng mang tính chất chân thực, nghiêm khắc và trong suốt nhờ vật liệu kính.



Ngày nay, vật liệu kính càng phát huy tác dụng vì chất lượng của kính được nâng cao nhiều về cường độ chịu lực, về độ trong suốt, về độ mờ ảo và màu sắc đa dạng, về chất cảm… Kính trở thành một vật liệu của nghệ thuật, của khoa học. Những thủy cung trong các công viên nước trên thế giới khiến cho khách tham quan những cuộc du ngoạn an toàn dưới những tầng nước sâu, xung quanh có bao nhiêu tôm cá bơi lội, kể cả những thú dữ dưới nước như cá mập, cá sấu, hà mã, rắn biển… Những lồng thang máy trong suốt khiến người ở trong thang máy cảm nhận được mình đang di chuyển trong không gian 4 chiều (kể cả chiều thời gian nữa), cảm nhận được sự thay đổi của cảnh quan trên từng độ cao khác nhau. Người bên ngoài thang máy, nhất là đối với những thang máy bố trí ở tường ngoài công trình thì thấy sự di chuyển lên xuống của thang máy ở mặt đứng ngôi nhà như là sự biểu hiện sinh động của một cơ thể sống. Trên một đường phố ở Quảng Châu, Trung Quốc những con đường lát gạch, những cổng lâu đài cổ cách đây khoảng 1.000 năm nằm sâu từ 1 đến 2m dưới mặt đất. Ðể không phải đào bới phố xá lên, để bảo tồn được di tích và hơn nữa để trưng bày cho nhân dân được chiêm ngưỡng những di tích của ông cha để nghiên cứu, người ta đã quy hoạch khu di tích thành một đoạn đường đi bộ dài vài trăm mét, dải lớn ở giữa được lát kính, hai dải hai bên là đường bộ cho du khách. Mọi người có thể dừng lại xem các hiện vật cổ như những móng nền nhà, nền cổng, những đoạn đường lát gạch đá cổ xưa qua kính trong suốt ở dải giữa rộng chừng 3m, sâu hơn 1m. Vật liệu kính ở đây phải có cường độ cao và rất trong suốt để khách tham quan không những nhìn rõ hiện vật mà còn đọc được những dòng thuyết minh phần cho sự ra đời của nền kiến trúc hiện đại thế giới và càng ngày càng làm cho kiến trúc tiện nghi hơn, tráng lệ hơn.



Vật liệu kính được sử dụng làm mặt dựng nhôm kính


Kiến trúc sư chúng ta có trong tay một công cụ tuyệt vời sẵn sàng giúp chúng ta diễn đạt mọi tư tưởng nghệ thuật từ lãng mạn đến chân thực và những gì mà chúng ta chưa hình dung ra còn đang ở phía trước.

CÔNG TY CP XNK & ĐTXD TOÀN CẦU
Địa Chỉ: Số A50 Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội
Website: toancauinvest.com - nhomkinhtoancau.com
Email: contact@nhomkinhtoancau.com
Hotline: 0902 50 11 85 - Tel: (04)3 352 2604

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Top 10 công trình tuyệt đỉnh của thủ đô

Tất cả công trình được bình chọn đều được thiết kế bởi các kiến trúc sư ngoại quốc. Hầu hết trong số đó là các tòa tháp “chọc trời”, đặc trưng cho sự phát triển của thế giới hiện đại.
Danh sách bao gồm 6 tổ hợp, 2 khách sạn và 2 cao ốc văn phòng, được đánh giá là những công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc.
Tiêu chí bình chọn cơ bản là các công trình phải có giá trị nghệ thuật và kiến trúc, phù hợp với xu hướng kiến trúc tiến bộ và hiện đại; có giá trị đột phá, tạo dấu ấn, làm biến đổi hình ảnh đô thị, cảnh quan môi trường sống; đi tiên phong trong công nghệ xây dựng và kiến trúc hiện đại.
Có thể dễ dàng nhận thấy ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tòa nhà chọc trời làm bằng vật liệu nhẹ, với công nghệ mới thay vì những khối kiến trúc bê tông khô cứng. Hệ mặt dựng kính xu hướng kiến trúc hiện đại trên thế giới. Đó là các công trình có kiến trúc ấn tượng và độc đáo được chú trọng đầu tư xây dựng. 
Top 10 công trình này là dấu ấn và cũng là biểu tượng của sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của Thủ đô trong vòng một thập kỷ trở lại đây.
1. Keangnam Hanoi Landmark Tower
 Kiến trúc nhôm kính hiện đại - tòa tháp cao nhất thủ đô hà nội
Vật liệu kính là vật liệu chính trong thiết kế của tòa tháp 
Tổng quan: Vị trí quán quân không thể tuột khỏi tay công trình mang tình biểu tượng này của Hà Nội. Tòa nhà cao nhất Việt Nam có thể làm tổn thương lòng tự hào của người Việt vì nó phát triển bởi một chủ đầu tư ngoại quốc, nhưng không thể phủ nhận nó sẽ là công trình mẫu mực trong hàng thập kỉ tới về quy mô lẫn kiến trúc. 
Keangnam Land Mark Tower là Khu phức hợp Khách sạn - Văn phòng - Căn hộ - Trung tâm thương mại tọa lạc trên đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy. 
Tòa tháp cao nhất gồm khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại cao 70 tầng (344m), được xếp hạng thứ 17 thế giới về chiều cao. Khu căn hộ cao cấp cao 48 tầng (hai tòa nhà). Diện tích sàn của khu tháp cũng lên tới 578.957 m², xếp thứ 5 thế giới.
2. Eurowindow Multi Complex

Tổng quan: Đây là một công trình ít được nói đến nhưng được giới chuyên môn cũng như giới kiến trúc đánh giá rất cao. Công trình được giao phó cho công ty kiến trúc hàng đầu của Mỹ WATG (Wimberly Allison Tong & Goo) và một “anh tài” về tư vấn quản lý xây dựng hàng đầu của Pháp là APAVE thực hiện.
Nét độc đáo nhất của công trình là hệ cửa nhôm cao cấphệ mặt dựng kính cường lực Technal (Pháp) do Eurowindow cung cấp với hệ nhôm có cầu cách nhiệt và hộp kính với các loại kính phản quang, kính cản nhiệt và được phối 4 màu tạo nên kiến trúc độc đáo cho tòa nhà.
Tổ hợp đa chức năng Eurowindow Multi Complex gồm: Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp với 25 tầng nổi, 3 tầng hầm và 2 tầng kỹ thuật nằm ở vị trí đắc địa, 22 Trần Duy Hưng.
3. Indochina Plaza Hanoi
Kiến trúc nhôm kính - Mặt dựng kính - Tường kính - Vật liệu kính

Tổng quan: Với kiểu dáng thiết kế uốn vòng lạ mắt tạo nên một phong cách kiến trúc đương đại hoàn toàn khác biệt, Indochina Plaza Hanoi mang đến một chuẩn mực mới trong đời sống đô thị hiện đại.
Thiết kế tòa nhà mang tính tiện dụng cao và các tiện nghi sang trọng đi kèm, nổi bật với hai tòa tháp căn hộ, một tòa cao ốc văn phòng và khu trung tâm thương mại. Tất cả ba hạng mục của công trình sẽ được liên kết hài hòa bằng các cầu nối. 
Indochina Plaza Hanoi được xây dựng trên khu đất rộng 1,6 ha tại quận Cầu Giấy, cửa ngõ của các khu đô thị mới đang phát triển của Hà Nội. 
4. J.W Marriott Hotel
Tòa nhà kính đẹp

Tổng quan: Có thể nói đây là một công trình kiến trúc độc đáo vào bậc nhất Việt Nam. J.W Marriott với thiết kế rất ấn tượng dựa trên ý tưởng về một bờ biển Việt Nam nên thơ, lấy cảm hứng từ hình ảnh của “con rồng huyền thoại”. 
Khách sạn kết cấu theo kiểu đường cong xoắn ốc, 9 tầng, có 450 phòng, hướng về phía mặt hồ nước, biểu hiện cho sự hưng thịnh trước đất trời rộng mở, kết hợp với khoảng sân vườn bên trong đầy màu xanh mát của thiên nhiên đã tạo nên một dáng vẻ thanh thoát.
JW Marriott Hanoi do kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ Carlos Zapata thiết kế và sẽ được quản lý. Marriott nằm trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
5. Lotte Center Hanoi
Kính trong kiến trúc hiện đại - Nhôm kính cao cấp

Tổng quan: Tòa nhà được thiết kế và kiến trúc độc đáo với tổ hợp tòa nhà được chia làm hai khối, khối hình tháp lấy cảm hứng từ tà áo dài Việt Nam, thướt tha và nhẹ nhàng, kết hợp với khối chân tháp vững chắc tạo nên một tổng thể hài hòa và ấn tượng.
Đây là một trong ba tòa nhà cao nhất Việt Nam hiên nay, với chiều cao 267m, gồm 65 tầng nổi và 5 tầng hầm. Lotte Center Hanoi bao gồm: Nhà ở cao cấp, văn phòng, khách sạn 5 sao, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim. 
Lotte Center Hanoi sẽ là điểm nhấn kiến trúc của của khu vực Liễu Giai, quận Ba Đình. Công ty Coralis đã cùng các kiến trúc sư của Công ty Callison (Mỹ) nghiên cứu trong nhiều năm để cho ra đời tác phẩm này.
6. Petrovietnam Tower
Lam nhôm chắn nắng - Lam nhôm - Lam chắn nắng

Tổng quan: Ở thời điểm khánh thành nó là một trong những tòa nhà hiện đại vào bậc nhất tại Hà Nội, thể hiện một bước đột phá trong việc thay đổi lối tư duy kiến trúc. Tòa nhà Dầu Khí là một công trình hiếm hoi của chủ đầu tư trong nước được thiết kế xây dựng theo phong cách hiện đại, quốc tế.
Có thế đối với các quốc gia khác thì kiểu công trình này không có gì mới lạ, nhưng với một quốc gia như Việt Nam thì đây quả là một điểm sáng ở thời điểm khi mà các tòa nhà bằng bê tông cốt thép đang thịnh hành.
Tòa nhà 18 Láng Hạ cao 19 tầng, thiết kế của Hyder Consulting (Australia).
7. Charmvit Grand Plaza
Mặt dựng kính - Mặt dựng nhôm kính - Tòa nhà kính

Tổng quan: Công trình có một vẻ đẹp hiện đại, đơn giản nhưng vẫn giữ được vẻ sang trọng. Được thiết kế không cột với chiều cao không gian giúp cho Tòa nhà được bố trí thoáng và linh hoạt với mặt ngoài hoàn toàn bằng kính.
Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng này được thiết kế thông minh và xây theo tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường đã thiết lập dấu ấn mới về thiết kế, xây dựng, quy mô và tính bền vững.
Tòa nhà tổ hợp 2 tòa 27 tầng có 2 tầng hầm với khách sạn 5 sao và khu văn phòng lớn nhất hiện nay tại Hà Nội nối với nhau bằng một trung tâm thương mại. Công trình tọa lạc tại 117 Trần Duy Hưng.
8. Crown Plaza Complex
Nhà kính - Kiến trúc nhà kính hiện đại

Tổng quan: Crowne Plaza Complex, tổ hợp khách sạn, văn phòng và khu căn hộ dịch vụ được xây dựng với tiêu chuẩn quốc tế là một điểm nhấn kiến trúc hiện đại tại khu vực Mỹ Đình, khu vực phát triển năng động nhất Thủ Đô.
Crowne Plaza Complex được đánh giá là tổ hợp kiến trúc hiện đại, lộng lẫy và hấp dẫn nhất tại khu vực hành chính mới, đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình. Tổ hợp xây dựng tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu thiết kế, chủ đầu tư và các nhà thầu, tư vấn kỹ lưỡng tới từng chi tiết.
9. Dolphin Plaza
Vật liệu kính - Kiến trúc nhôm kính cao cấp

Tổng quan: Tòa tháp Dolphin Plaza được thiết kế đặc biệt ấn tượng, độc đáo với 4 tòa tháp 28 tầng xòe rộng trên khu Sky Garden ở cốt 17.5m. Sự khác biệt của dự án DolphinPlaza bắt đầu khi tầng trệt được nâng cao như một giải pháp phong thủy, thúc đẩy dòng khí đối lưu, tăng khả năng giao thoa giữa tòa nhà và đường phố.
4 tòa tháp được thiết kế tránh ánh nắng trực tiếp hướng Tây, đón ánh sáng và luồng khí tự nhiên tới từng centimet của tòa nhà. Với thiết kế tách rời các khối nhà, tòa nhà có tầm nhìn rộng. Công trình tọa lạc tại khu vực trung tâm đô thị - hành chính mới phía Tây Hà Nội, số 28 Trần Bình, cạnh đường Phạm Hùng.
10. Electricity of Vietnam Tower
Mặt dựng kính - Vách kính - Vách nhôm kính lớn

Tổng quan: Tòa nhà là biểu tượng của ngành năng lượng đất nước, sau khi hoàn thành tòa nhà này sẽ là trụ sở văn phòng làm việc cao cấp của Tập đoàn Điện lực với các tiện nghi sử dụng và trang thiết bị hiện đại bậc nhất tại Việt Nam.
Mặt đứng công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện ý đồ kiến trúc phong cách kiến trúc của một cao ốc hiện đại và sang trọng. 
Tòa nhà gồm hai khối nhà tách biệt nhau từ tầng 5 bảo đảm được nhu cầu chiếu sáng cho cả 4 mặt. Electricity of Vietnam Tower gồm 3 tầng hầm, khối đế 4 tầng, 2 tòa tháp 33 tầng và 29 tầng tọa lạc tại số 11 Cửa Bắc, Quận Ba Đình.
Nhận thấy một điều tất cả các tòa nhà cao cấp này đều được thiết kế theo kiến trúc nhôm kính hiện đại. Vật liệu kính đang chiếm lĩnh thị trường xây dựng hiện nay. Và Công ty nhôm kính Toàn Cầu là đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnh vực thi công các dự án nhôm kính lớn nhỏ đã và sẽ không ngừng nghiên cứu, hợp tác và đưa ra các giải pháp thiết thực nhất để thỏa mãn hơn cả những gì mà Quý khách hàng mong muốn.